Bài đăng nổi bật

Redo log, undo log và binary log

Đây là ba loại log mà bạn đã từng nghe khi tiếp cận mysql. Trong các cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) khác, cũng sẽ có các thành phần có vai tr...

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Giới thiệu về cloud computing

Cloud computing giải quyết vấn đề gì ?

Các doanh nghiệp thay vì phải tự đầu tư hệ thống hạ tầng và phần mềm quản lý thì nay có thể thuê lại từ các đơn vị cung cấp cloud. Bản chất, cloud là một share resource. Resource ở đây có thể là infrastructure như network, server, storage, platform như web, database, software như các phần mềm CRM, thương mại điện tử…

Ngoài ra cloud còn cung cấp hạ tầng và năng lực tính toán trong viêc lưu trữ, xử lý big data. 

Tại sao gọi là cloud ?

Là dạng mô tả trừu tượng các thiết bị làm việc với nhau. Mô tả có hình dạng một đám mây. User, các khách hàng làm việc với nó không cần hiểu về cách thức nó họat động bên trong.

Cloud là gì ?

Là một kho tài nguyên chia sẻ được ảo hóa, có thể mở rộng linh hoạt theo yêu cầu người sử dụng. Cloud không phải khái niệm mới, một công nghệ mới. Nó bắt đầu từ năm 2007, là khái quát lại hướng phát triển công nghệ đã có từ trước đó.

Có các loại cloud nào ?
  • Private cloud: Lọai cloud này dành cho doanh nghiệp đơn lẻ, phục vụ dịch vụ của chỉ doanh nghiệp đó. Nhờ tự xây dựng nên doanh nghiệp tự chủ trong công nghệ, bất cứ sự thay đổi mở rộng nào cũng có thể thực hiện ngay nhưng chi phí đầu tư lại lớn, đào tạo nhân viên chuyên môn lâu.
  • Public cloud: Loại cloud này dành để cho thuê, phục vụ dịch vụ của nhiều doanh nghiệp. Do đi thuê nên doanh nghiệp không mất chi phí đào tạo, chi phí hạ tầng nhưng bị phụ thuộc vào chất lượng nhà cung cấp, mất an toàn khi nhiều thông tin nội bộ lưu trên public cloud.
  • Hybird cloud: Là lai giữa hai loại cloud trên

Service layer trong cloud ?

Dịch vụ Cloud được tổ chức thành nhiều layer:
  • IaaS: Ở mức hạ tầng, tất cả các hardware như disk, memory, cpu, server, network, switch được cung cấp ở dạng service để mọi người thuê sử dụng. Doanh nghiệp sẽ cần được tư vấn để tính toán ra bao nhiêu hardware cần được cấu hình thế nào để phù hợp với application mà doanh nghiệp đó sẽ dùng. Ví dụ Amazone EC2.
  • PaaS: Ở mức platform, công cụ phát triển phần mềm được cung cấp ở dạng service: web, db, git, framework, middleware, ide, bug track, test tool, deployment được cung cấp ở dạng service. Doanh nghiệp viết phần mềm của họ dựa trên platform họ thuê. Ví dụ Google app engine, microsoft azure.
  • SaaS: Ở mức software, phần mềm được cung cấp ở dạng service. Ví dụ google docs, google mail.

Lợi ích mà cloud đem lại ?

Phần lớn là các lợi ích bắt nguồn từ kinh tế và chi phí, một lý do nữa cũng vì big data.
Với chủ doanh nghiệp:
- Loại bỏ chi phí đầu tư ban đầu (capital investment): mua server, switch, nhà xưởng, server room
- Loại bỏ chi phí cố định cho năng lượng, cho thuê nhà
- Không phải gặp các rắc rối về hardware
- Loại bỏ chi phí đào tạo nhân lực để xây dựng, thiết kế, vận hành
- Loại bỏ các chi phí rủi ro do thiếu kinh nghiệm xây dựng

Với người sử dụng:
- Khả năng truy cập dễ dàng, khách hàng chỉ cần có máy tính kết nối internet và browser để sử dụng dịch vụ của cloud

Với admin:
- Dễ dàng mở rộng bằng các công nghệ ảo hóa, phân tán.
- Giám sát và điều tiết mức độ sử dụng theo yêu cầu → có thể thương mại thành các gói dịch vụ
- Thời gian triển khai hạ tầng giảm thấp, việc tạo server giờ rút ngắn. Tạo một server ảo trong cloud chỉ mất có 50s.
- Có ngay một hệ thống đồng bộ, chuẩn hóa đầy đủ mọi thành phần ngay lập tức: có web,db, load balancer, firewall, ids, ips, log... Thay vì mày mò và chi phí chưa đủ, doanh nghiệp phải tự xây dựng dần, trong quá trình xây dựng tiến hóa các mô hình, doanh nghiệp cần tái cấu trúc khá nhiều, quá trình đó ảnh hưởng đến thời gian uptime của dịch vụ.
- Dữ liệu được lưu trữ và mã hóa đảm bảo sự an toàn cao.

Với người lao động nói chung:
- Cloud là một lĩnh vực mới. Một lĩnh vực mới sẽ luôn khát nhân lực. Do đó cloud sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của big data gần đây, đòi hỏi cần một hệ thống đủ khả năng lưu trữ và xử lý big data, chỉ có cloud mới có thể đáp ứng được.

Tính chất của cloud ?     
  • Availibility và accessiblity. Nhờ hai đặc tính này bất cứ ai, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng cloud
  • On demand access: Ví dụ một công ty có 100 clients thì cloud sẽ cung ứng hạ tầng cho công ty vừa đúng 100 clients, còn công ty có 1000 clients thì cloud cung ứng hạ tầng cho đúng 1000 clients. Tài nguyên được sử dụng tối đa, hiệu suất không lãng phí.
  • Rapid provisioning: scale rất dễ dàng, tạo server, application nhanh chóng

Big data là gì ?

Big data được định nghĩa qua ba đặc điểm của nó:
  • Volume: Lượng data khổng lồ lên đến hàng terabyte, petabyte, cần các công nghệ storage để phục vụ cho mục đích lưu trữ được lượng data lớn như vậy
  • Velocity: Tốc độ tăng dữ liệu theo thời gian thực. Dữ liệu hiện giờ được cập nhật đến mức hàng mili giây. Tất cả mọi người, qua việc sử dụng các thiết bị mobile, gps, tìm kiếm, upload, chia sẻ, trao đổi data qua internet... đã và đang gia tăng lượng data của nó lên chóng mặt.
  • Variety: Dữ liệu rất đa dạng, không chỉ các văn bản đơn thuần mà còn bao gồm các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video, sms... với rất nhiều format khác nhau. Lấy thí dụ dữ liệu văn bản đã có hàng trăm chủng loại format từ xls, doc, txt, xml, pdf...

Lợi ích của big data ?

Đem lại cho con người một cái nhìn sâu sắc hơn về những gì đang diễn ra. Những phân tích đào sâu vào trong big data sẽ cho thấy những kết luận chất lượng hơn, dự đoán về một xu thế trong tương lai, do vậy hỗ trợ con người ra những quyết định đúng đắn hơn. Nếu bạn nào đã xem cuốn dữ liệu lớn thì sẽ thấy các ví dụ minh họa sống động cho các kết luận rút ra từ việc phân tích dữ liệu lớn. Google sử dụng kết quả tìm kiếm để dự đoán được pham vị lây lan của dịch cúm H1N1. Đội tuyển Đức cũng đã sử dụng các công nghệ ứng dụng big data từ năm 2012 để phân tích hiệu suất cầu thủ, chiến thuật. Amazone sử dụng dữ liệu tìm kiếm sách để đưa ra các recommendation phù hợp với sở thích người dùng. Nhóm phát triển Google translate, lại một dịch vụ của Google, đã tận dụng lượng data khổng lồ để nâng cao chất lượng dịch thuật. Và có những thành tựu nào sắp tới nữa đây ? Chúng ta hãy chờ xem. 

Các thách thức với big data ?

Song hành với sức hấp dẫn khó cưỡng, big data cũng có những thách thức khổng lồ. Cũng bởi khối lượng khổng lồ, tốc độ tăng trưởng thời gian thực, phức tạp nên big data rất khó capture (thu thập), lưu trữ, tổ chức (curation), tìm kiếm, phân tích, mô hình, xóa, sửa, chia sẻ, transfer data. 

Cloud và big data ?

Bởi vì bạn không thể vượt qua các thách thức kể trên của big data chỉ với một máy tính. Nhưng với công nghệ của cloud thì hoàn toàn có thể. Không chỉ những lợi ích kinh tế trực tiếp mà cloud đem lại, những đòi hỏi cao từ big data cũng khiến cloud trở nên hấp dẫn hơn trong thời gian gần đây. Cloud sẽ giúp tạo ra một infrastructure linh động uyển chuyển còn big data sẽ giúp khai phá data nằm trong cloud để đưa ra các kết luận mới về những gì đang diễn ra, các dự đoán xu hướng có giá trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét